Tạp chí tuần này xin được dành để nói đến Bà Eunice Kennedy
Shriver, một người phụ nữ thật đặc biệt vừa từ trần.
Dòng họ Kennedy
Với người dân Hoa Kỳ
cũng như dân chúng ở những nước khác, Eunice Kennedy Shriver là
một tên tuổi quen thuộc. Đây cũng là điều dễ hiểu vì bà là người
của dòng họ danh giá, quyền uy Kennedy, là cô em gái thân yêu
nhất của Cố Tổng Thống John F. Kenndy, là bà chị của ông Thượng
Nghị Sĩ đầy thế lực Edward Kennedy. Đi xa hơn nữa, bà được nhiều
người biết đến vì có cô con gái tên Maria Shriver từng có thời
làm phóng viên truyền hình, sau đó cô lập gia đình và hiện đang
là Đệ Nhất Phu Nhân của tiểu bang California.
Bảo là “mẹ đẻ” của
Thế Vận Hội Đặc Biệt (Special Olympics) dành riêng cho thanh
thiếu niên chậm phát triển trí thông minh cũng đúng, gọi bà là
“Bà Tiên Dịu Hiền” giúp những người không may cơ hội gặp và
thi thố tài năng với nhau thì cũng chẳng sai
Ngoài các lý do nêu
trên, bà còn được biết đến vì một việc làm cao cả khác. Bảo là
“mẹ đẻ” của Thế Vận Hội Đặc Biệt (Special Olympics) dành riêng
cho thanh thiếu niên chậm phát triển trí thông minh cũng đúng,
gọi bà là “Bà Tiên Dịu Hiền” giúp những người không may cơ hội
gặp và thi thố tài năng với nhau thì cũng chẳng sai, hay chọn bà
là người đã góp phần đem lại hạnh phúc cho những kẻ bất hạnh
toàn cầu cũng không phải là quá đáng.
Người phụ nữ đáng kính
tên Eunice Kennedy Shriver mới từ trần hôm thứ Ba tuần này,
hưởng thọ 88 tuổi.
Chuyện bắt đầu đã nhiều
thập niên trước, khi Bà Shriver mua căn nhà có mảnh đất rộng ở
thành phố Potomac thuộc bang Maryland. Từng làm cán sự xã hội và
làm việc với tòa thiếu nhi, từ lâu, Bà đã nổi tiếng là người sẵn
sàng cất tiếng nói bệnh vực cho những người tàn phế và khi đứng
nhìn mảnh đất quá rộng sau nhà, Bà nghĩ ngay đến việc sẽ sử dụng
chính sân nhà minh làm nơi tập họp những kẻ thiếu may mắn, chú
trọng hẳn đến tập thể trẻ chậm phát triển trí thông minh, chứng
bệnh thường được gọi là “bệnh trì độn”.
Một quyết định táo bạo
Tập họp để làm gì? Cắm
trại chăng? Đây là điều đã có nhiều người làm, bằng chứng là
hàng năm chính phủ dành hẳn một khoản tiền -không nhiều nhưng
cũng không nhỏ- để tổ chức trại hè cho những thanh thiếu niên
khuyết tật và những trẻ chậm phát triển trí óc.
Họp bạn chăng? Đây cũng
là chuyện đã từng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
từ các cuộc hội thảo nói về quyền lợi của tập thể khuyết tật hay
chậm phát triển, cho đến việc lập hẳn một mạng lưới để giúp
thành phần này có cơ hội làm quen với nhau.
Trước khi cuộc tranh
tài thể thao này có, trẻ mang chứng trì độn hầu như lúc nào
cũng phải đứng bên lề xã hội. Không ai nghĩ đến chuyện tạo cơ
hội cho các em thi thố tài năng
Sau nhiều ngày suy
nghĩ, Bà quyết định lập một cuộc thi –nằm trong khuôn khổ của
một trại hè- mang tên Special Olympics, mời mọi người cùng tham
gia trong cuộc tranh tài thể thao chưa từng được thực hiện.
Sáng kiến của Bà nhanh
chóng được sự ủng hộ của mọi người. Trước khi cuộc tranh tài thể
thao này có, trẻ mang chứng trì độn hầu như lúc nào cũng phải
đứng bên lề xã hội. Không ai nghĩ đến chuyện tạo cơ hội cho các
em thi thố tài năng –vì tài năng các em rất nhỏ bé và kém cỏi so
với những người lành lặn khác-, cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện
trong số những trẻ không may này vẫn có những ngôi sao sáng chói
trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả thể thao.
Chỉ có mỗi mình Bà đơn
độc tin rằng nếu tạo được một sân chơi công bằng, những người
không may này sẽ chứng tỏ cho mọi người biết dù mang thân phận
bất hạnh, nhưng họ cũng là con người như tất cả những con người
hiện diện trên mặt đất, và quan trọng hơn nữa, họ cũng muốn vươn
lên như mọi người khác.
Từ sân sau nhà nhỏ bé
đó và sau cuộc họp mặt đầu tiên, Bà muốn thế giới thấy được sự
đóng góp thật sự của một tập thể thường được xem là đần độn, ngớ
ngẩn, kém thông minh. Nhờ sự quen biết với các viên chức làm
việc trong hành pháp và lập pháp Mỹ, Bà mở cuộc vận động với
chính quyền, quyết định đi một bước xa hơn, tổ chức cuộc tranh
tài thể thao đầu tiên theo đúng với tên gọi Special Olympics.
Cuộc tranh tài này sẽ được tổ chức theo khuôn khổ của Olympics
Mùa Hè và Olympics Mùa Đông, tức sẽ có các đoàn lực sĩ đại diện
cho những quốc gia và vùng lãnh thổ. Khác biệt duy nhất là ở
cuộc thi thể thao đặc biệt này, tất cả các nam nữ lực sĩ đều là
những người chậm phát triển trí óc.
Từ sân sau nhà nhỏ bé
đó và sau cuộc họp mặt đầu tiên, Bà muốn thế giới thấy được sự
đóng góp thật sự của một tập thể thường được xem là đần độn,
ngớ ngẩn, kém thông minh.
Thế Vận Hội Đặc Biệt (Special
Olympics)
Ngày 20 tháng Bảy năm
1968 và giữa cơn nóng mùa hè của thành phố Chicago, Olympics Đặc
Biệt đầu tiên chào đời theo đúng như Bà và những người ủng hộ
mong đợi.
Chỉ có chừng 100 khán
giả ngồi tụm vào một chỗ ở sân vận động Soldier Field có sức
chứa 85,000 người, nhưng dưới sân, hơn 1,000 lực sĩ đại diện cho
26 tiểu bang của Mỹ và đoàn đến từ nước láng giềng Canada xếp
hàng ngay ngắn tiến vào vận động trường để nghe Bà Shriver tuyên
bố khai mạc bằng bài diễn văn chào mừng ngắn ngủi nhưng thể hiện
rõ tinh thần của một cuộc tranh tài thể thao. Bài diễn văn dài
chỉ vài phút đồng hồ đó có những câu mà đến bây giờ, vẫn được sử
dụng thay cho lời tuyên thệ của các lực sĩ không may bị tật
nguyền.
“Ở thành Rôma thời
xưa, các võ sĩ giác đấu bước vào khán trường với những lời này
trên môi họ, đó là hãy để tôi chiến thắng, và nếu tôi không thể
thắng, hãy để tôi thách thức những thử thách này bằng lòng dũng
cảm. Ngày hôm nay tất cả các bạn vận động viên trẻ tuổi có mặt
trong khán trường này, rất nhiều bạn sẽ chiến thắng, và điều còn
quan trọng hơn nữa mà tôi biết đó là các bạn sẽ thách thức những
thử thách bằng lòng dũng cảm và mang về niềm tự hào cho cha mẹ
các bạn, cho đất nước các bạn. Chúng ta hãy bắt đầu Olympic.”
Ở thành Rôma thời
xưa, các võ sĩ giác đấu bước vào khán trường với những lời này
trên môi họ, đó là hãy để tôi chiến thắng, và nếu tôi không
thể thắng, hãy để tôi thách thức những thử thách này bằng lòng
dũng cảm.
Những con người mong có
cơ hội dũng cảm đó đã thi đấu hết sức tận tình, và dù số khản
giả hiện diện quá thưa thớt, không một cơ quan truyền thông nào
đưa tin, Bà vẫn tin tưởng nói với mọi người rằng hôm nay chỉ là
bước đầu cho một cuộc tập họp nhỏ, sẽ có ngày “cuộc thi này
có cả triệu lực sĩ tham dự”.
“Sẽ có ngày cả triệu
lực sĩ tham dự” là dự đoán được Bà Shriver đưa ra cách đây
đúng 41 năm. Chính người mẹ đẻ ra Olympics Đặc Biệt cũng không
ngờ hôm nay, con số đã lên đến 3 triệu người, tập dượt không
ngừng nghỉ ở sân vận động của 181 nước và vùng lãnh thổ, thuộc
mọi giới tính, màu da, sắc tộc, tôn giáo, tham gia những môn thể
thao khác nhau, từ chạy bộ, nhảy xa, nhảy cao, cho đến cử tạ bơi
lội, tennis, và tất cả đều ước mong có ngày khoác áo đại diện
cho nước họ để dự cuộc tranh tài mang đẳng cấp quốc tế.
Những lực sĩ tiêu biểu
cho tập thể từng bị bỏ quên này gặp nhau ở cuộc thi thể thao mùa
đông World Winter Games, lần mới nhất vừa diễn ra tại thành phố
Boise của bang Idaho hồi tháng Hai năm nay; hay đang miệt mài
tập luyện chờ ngày xuất hiện ở cuộc tranh màu hè sẽ được tổ chức
vào năm 2011 tại thủ đô Athens của Hy Lạp.
Lan truyền đi khắp thế giới
Nỗ lực không ngừng nghỉ
của Bà đã đem lại kết quả không ai dám ngờ. Qua những phóng sự
đặc biệt được phổ biến trên màn ảnh truyền hình, làn sóng phát
thanh hoặc trên mặt báo, thế giới bắt đầu biết đến công việc bà
làm, biết đến cuộc tranh tài thể thao “đặc biệt” đúng như tên
gọi, và các chính phủ cũng bắt đầu hiểu việc phải làm đối với
trẻ em không may chào đời với trí óc chậm phát triển so với
những trẻ bình thường khác.
Quan trọng hơn cả
chính là sự đánh giá mà nhân loại dành cho những em không may
mắn này, biết rõ hơn trách nhiệm phải làm đối với các em, và
biết phải tạo cơ hội để các em có thể đóng góp khả năng thật
nhỏ bé và thật giới hạn của mình với xã hội.
Quan trọng hơn cả chính
là sự đánh giá mà nhân loại dành cho những em không may mắn này,
biết rõ hơn trách nhiệm phải làm đối với các em, và biết phải
tạo cơ hội để các em có thể đóng góp khả năng thật nhỏ bé và
thật giới hạn của mình với xã hội.
Từ cuộc tranh tài thể
thao đặc biệt mang tên Special Olympics do Bà thành lập, những
lớp học dành riêng cho các đem đã được dụng lên với chương trình
học được soạn thảo theo đúng với trí thông minh của học sinh,
ngân khoản dành cho các cuộc nghiên cứu khoa học để tìm hiểu và
chế tạo thuốc giúp các em có được đời sống bình thường cũng ngày
một nhiều hơn trước.
Điển hình là năm 2003
sau khi Special Olympics được tổ chức ở Dublin, chính phủ
Ireland soạn hẳn một bộ luật cấm kỳ thị những người có trí thông
minh phát triển chậm. Trung Quốc trước đây thường đưa những trẻ
không may vào nhốt trong các bệnh viện tâm thần, nhưng hình ảnh
người dân Hoa Lục không thể quên được là cảnh đích thân Chủ Tịch
Nước Hồ Cẩm Đào đến dự lễ khai mạc Special Olympics 2007, đứng
chụp hình chung với đoàn lực sĩ đại diện cho quốc gia giữa tiếng
reo hò của hơn 80,000 khán giả ngồi chật cứng sân vận động
Thượng Hải.
Chỉ 30 năm trước đây
khi thế giới vẫn đang sống trong căng thẳng của thời chiến tranh
lạnh, bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin khoe là Liên Sô không
có một em nào chào đời với bộ óc kém minh mẫn cả. Năm 2007, Liên
Bang Nga gửi đoàn đầu tiên dự Special Olympics, gồm 170 lực sĩ
nam nữ diễn hành dưới lá cờ của nước Nga.
Thành quả và hình ảnh
tiêu biểu của Special Olympics không ngừng ở đó. Ở Ai Cập, người
ta có thể nhìn thấy những đoàn thanh niên nam nữ tập trượt tuyết
trên những đồi cát sa mạc gần Kim Tự Tháp, ở những nước đang
sống giữa chiến tranh như Iraq hay Afghanistan, đám trẻ không
may trước đây thường bị nhốt trong phòng tối vì gia đình sợ xấu
hổ với láng giềng, bây giờ các em đang tung tăng chạy nhảy, chơi
đùa, đá banh với các bạn cùng lứa tuổi.
Ở những nước đang
sống giữa chiến tranh như Iraq hay Afghanistan, đám trẻ không
may trước đây thường bị nhốt trong phòng tối vì gia đình sợ
xấu hổ với láng giềng, bây giờ các em đang tung tăng chạy
nhảy, chơi đùa, đá banh với các bạn cùng lứa tuổi.
Tạp chí Sport
Illustrated chuyên về thể thao xuất bản ở Mỹ có lần kể lại câu
chuyện xảy ra ở quốc gia Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Một người cha
không may có cô con gái trí thông minh kém cỏi sau khi thấy con
mình chạy đua cùng với chúng bạn, đã bật khóc bảo với ông huấn
luyện viên chuyên hướng dẫn, sinh hoạt với các trẻ em không bình
thường là “thú thật, đến bây giờ tôi mới biết khả năng của con
tôi”.
Tin Bà mất tức khắc
được loan truyền khắp thế giới. Rất nhiều lãnh đạo các nước và
ngay cả Đức Giáo Hoàng Bêniđictô thứ XVI lên tiếng chia buồn,
coi đây là một mất mát quá lớn.
Trong những lời chia sẻ
với gia đình Bà, một anh thanh niên tên Michael Reeves viết như
sau: “cháu cám ơn Bà đã giúp làm thay đổi cuộc đời của biết
bao nhiêu người. Lúc còn sống, ông Chú của cháu luôn luôn hãnh
diện về những chiếc huy chương Special Olympics mà ông đạt
được”.
Một thanh niên khác tên
Rafael Ocasio viết “những gì Bà đã làm cho em tôi chính là
những gì bà đã làm cho chính tôi”. Một người khác tên Mario
Garcill viết “người phụ nữ vĩ đại đã ra đi, nhưng di sản vĩ
đại bà để lại thì còn mãi mãi”.
Các bạn đã dành
được quyền được chơi trên bất cứ sân đấu nào, quyền được học ở
bất cứ trường học nào, quyền được giữ một công việc, quyền
được làm hàng xóm của bất kỳ một ai.
Và chắc chắn mọi người
không thể quên những gì bà đã nói.
“Các bạn là những
ngôi sao, và thế giới đang nhìn các bạn. Bằng sự có mặt của
mình, các bạn đã gửi một thông điệp đến từng ngôi làng, từng
thành phố, từng đất nước.
Đó là thông điệp của
hy vọng, và chiến thắng. Các bạn đã dành được quyền được chơi
trên bất cứ sân đấu nào, quyền được học ở bất cứ trường học nào,
quyền được giữ một công việc, quyền được làm hàng xóm của bất kỳ
một ai. Các bạn đã dành được những quyền đó.”
Tất cả đều nhờ công của
Bà Eunice Kennedy Shriver.