Juan Antonio Samaranch, xin vĩnh biệt ông

Vietsciences-P              22/04/2010

 

Những bài cùng tác giả

2010-04-22

Ông Juan Antonio Samaranch, Cựu Chủ Tịch Olympic Quốc Tế vừa từ trần ngày hôm qua ở Barcelona, thành phố quê nhà của ông, thọ 89 tuổi. Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi nhìn lại sự nghiệp của một nhân vật nổi tiếng thế giới mới qua đời.

Ông Juan Antonio Samaranch trả lời phỏng vấn tại 1 buổi họp của IOC tại Copenhagen.RFA photo fr. Youtube

Ông Juan Antonio Samaranch trả lời phỏng vấn tại 1 buổi họp của IOC tại Copenhagen.RFA photo fr. Youtube

Phải nói về ông Juan Antonio Samaranch như thế nào? Với những người may mắn được làm việc với ông, ông là nhân vật tiêu biểu cho sự cần cù, là biểu tượng của một nhà ngoại giao thành công sau những cuộc điều đình, và là người đã đưa Olympic Quốc Tế lên một vị trí cao hơn, đồng thời là người đã trải qua những khó khăn mà chỉ có mình ông mới vượt qua được.
 

Một lần gặp ông Juan Antonio Samaranch

Với tôi, dường như ông không tiêu biểu cho những điều vừa nói mà có thể ngược lại nữa là đằng khác. Hình ảnh tôi sẽ nhớ mãi về ông là hình ảnh của một ông già vóc người nhỏ bé, không sắc sảo, khó nói chuyện vì chẳng bao giờ tỏ vẻ cởi mở, lúc nào cũng như thu kín nên dù có muốn đến bắt tay chào cũng khó. Nhưng bên trong con người đó là cả một bầu nhiệt huyết được thể hiện bằng quyết tâm, và cả một cuộc sống nội tâm được biểu lộ qua giọng nói sang sảng nhưng thật từ tốn.

Hình ảnh tôi sẽ nhớ mãi về ông là hình ảnh của một ông già vóc người nhỏ bé, không sắc sảo, khó nói chuyện vì chẳng bao giờ tỏ vẻ cởi mở, lúc nào cũng như thu kín nên dù có muốn đến bắt tay chào cũng khó. Nhưng bên trong con người đó là cả một bầu nhiệt huyết được thể hiện bằng quyết tâm
 

Tôi nhìn thấy ông lần đầu hồi 1996 lúc Olympic Mùa Hè tổ chức ở Atlanta, Hoa Kỳ. Tôi dự cuộc họp báo vì tính hiếu kỳ nhiều hơn vì nghề nghiệp. Tôi hiếu kỳ muốn gặp ông sau khi nghe kể ông từng đảm nhận những chức vụ khác nhau, khởi đầu là một chức vụ rất nhỏ của thành phố Barcelona, trước khi bước vào sinh hoạt chính trường, từng có thời làm đại sứ Tây Ban Nha ở Liên Sô, bị chỉ trích là có liên hệ mật thiết với chế độ độc tài Franco, trước khi trở thành nhân vật đứng đầu tổ chức thể thao lớn nhất thế giới. Như đã nói, ông trông rất bình thường tới độ tôi thắc mắc không biết ngồi chủ tọa buổi họp báo hôm đó có phải là ông Chủ Tịch Olympic Quốc Tế hay không.
Nhưng con người trông thật bình thường đó chính là con người đã làm nên lịch sử. Ông can đảm nhận lãnh trách nhiệm lúc thể thao không chỉ là cuộc chơi ở thao trường, mà còn là trò chơi chính trị, lúc IOC đang ở thế khó khăn về tài chánh chứ không phải là một tổ chức tiền rừng bạc bể như ngày nay.

Ông bắt tay vào việc lúc thế giới hầu như chẳng có mấy thành phố muốn đăng cai xin tổ chức cuộc tranh tài thể thao quan trọng nhất diễn ra mỗi 4 năm một lần, và rời khỏi chức vụ với hình ảnh người dân khắp nơi đều ước mơ có ngày được vinh dự nhìn thấy ngọn đuốc thiêng cháy sáng trên bầu trời thành phố thân yêu của họ

Ông bắt tay vào việc lúc thế giới hầu như chẳng có mấy thành phố muốn đăng cai xin tổ chức cuộc tranh tài thể thao quan trọng nhất diễn ra mỗi 4 năm một lần, và rời khỏi chức vụ với hình ảnh người dân khắp nơi đều ước mơ có ngày được vinh dự nhìn thấy ngọn đuốc thiêng cháy sáng trên bầu trời thành phố thân yêu của họ.
 

Những thành quả lịch sử

Ông cũng là người đã đưa ra những quyết định thật táo bạo, trong đó phải nói đến quyết định cho các cầu thủ, lực sĩ nhà nghề được dự tranh thay vì chỉ dành cho cầu thủ, lực sĩ hạng tài tử. Ông cũng là người dốc hết tâm trí để thể thao thật sự là của mọi người: nếu không có ông thì chưa chắc gì các cuộc tranh tài đẳng cấp thế giới có được 45% nữ lực sĩ và cầu thủ tham gia như ngày nay, và nếu không phải là ông thì chưa chắc gì sau cuộc đua cả thế giới

Chân dung ông Juan Antonio Samaranch chụp cuối năm 2009
Chân dung ông Juan Antonio Samaranch chụp cuối năm 2009. RFA photo fr. Youtube
say mê theo dõi bao giờ cũng là những buổi gặp gỡ dành riêng cho những người không may bị phế tật. Có thể nói các thành quả ông đạt được đã đưa làng thể thao hoàn vũ nhảy một bước thật xa: từ thủa chậm chạp của thế kỷ thứ 19, Olympic Quốc Tế đã hiên ngang bước vào thế kỷ thứ 21.
Là người của thể thao nhưng bên cạnh chuyện của thao trường ông còn phải giải quyết chuyện của chính trường. Sau ngày Tổng Thống Jimmy Carter của Hoa Kỳ quyết định tẩy chay Olympic Maxcơva 1980 để phản đối Liên Sô đưa quân chiếm Afghanistan, ông vận động được 150 quốc gia và lãnh thổ đồng ý gửi lực sĩ tham dự Olympic Los Angeles 1984, sau đó cũng chính ông đã thuyết phục Bắc Hàn bỏ ý định đòi phải được tổ chức một nửa Olympic 1988, trao toàn quyền tổ chức cho Seoul.

 

Ông cũng là người đã đưa ra những quyết định thật táo bạo, trong đó phải nói đến quyết định cho các cầu thủ, lực sĩ nhà nghề được dự tranh thay vì chỉ dành cho cầu thủ, lực sĩ hạng tài tử. Ông cũng là người dốc hết tâm trí để thể thao thật sự là của mọi người

Trước khi rời vai trò Chủ Tịch, ông còn thành công lớn khi thuyết phục Trung Quốc nộp đơn xin đăng cai Olympic 2008 và đảm bảo sẽ vận động kiếm đủ phiếu cho thành phố Bắc Kinh. Trước đó, chính quyền Hoa Lục từng bày tỏ thái độ bất hợp tác sau khi họ thua Sydney của Australia trong cuộc đua xin đăng cai Olympic 2000. Lời hứa của ông đã trở thành sự thật, tạo cơ hội cho Bắc Kinh tổ chức Olympic hoành tráng nhất trong lịch sử thể thao toàn cầu.
 

Xin cám ơn nhữ lời chỉ trích

Rất tiếc bên cạnh những thành công đó là một số tai tiếng, bắt đầu từ tin tức liên quan đến cuộc sống vương giã của những thành viên Olympic Quốc Tế, chẳng hạn như đi máy bay bao giờ cũng phải ngồi ghế hạng nhất, ăn uống ở những nhà hàng đắt tiền nhất, ở những khách sạn sang trọng nhất và sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ thành phố nào tặng những món quà hậu hĩnh nhất, và kết thúc với sự cố Ban Vận Động Olympic Mùa Đông Salt Lake City 2002 hối lộ các thành viên Hội Đồng Tuyển Chọn.
Trong cuộc họp báo hồi 1999 để nói về những điều này, ông khẽ lắc đầu bảo ước gì tránh được những tiếng xấu đó, và ngay cả chuyện phải phạt những nhân viên có lỗi cũng không phải là điều ông muốn làm.
Nhưng cũng chính ông nói câu “đã sống trên đời thì phải chấp nhận mọi chuyện, mọi thử thách, chấp nhận cái xấu và cái tốt, chấp nhận cả thành công lẫn thất bại để

Điều không bao giờ tôi quên là được tham dự rước ngọn lửa thiêng tại Olympiad thứ XXV
Điều không bao giờ tôi quên là được tham dự rước ngọn lửa thiêng tại Olympiad thứ XXV, Barcelona 1992. Photo courtesy Olympic Review
từ đó mà tiến”. Ông cũng bảo rằng ông luôn luôn cám ơn những người đã chỉ trích ông, vì “nhờ những chê bai đó mà tôi quyết tâm không bỏ cuộc, quyết tâm phải làm cho tốt hơn”. Đó là lần cuối cùng tôi được dự cuộc họp báo do ông chủ tọa vì ngay năm sau ông nói đã đến lúc phải về hưu, nhường chỗ cho người khác điều khiển tổ chức mà ông đã dồn hết công sức gầy dựng.

 

Cũng chính ông nói câu “đã sống trên đời thì phải chấp nhận mọi chuyện, mọi thử thách, chấp nhận cái xấu và cái tốt, chấp nhận cả thành công lẫn thất bại để từ đó mà tiến”. Ông cũng bảo rằng ông luôn luôn cám ơn những người đã chỉ trích ông, vì “nhờ những chê bai đó mà tôi quyết tâm không bỏ cuộc, quyết tâm phải làm cho tốt hơn”.
 

Nhưng đó không phải lần cuối cùng tôi nhìn thấy ông. Mới cuối năm ngoái tôi may mắn được gặp lại ông ở Copenhagen, khi ông cùng đoàn đại biểu Tây Ban Nha vận động cho Madrid đăng cai Olympic 2016.
Tôi không thể nào quên được phần trình bày của ông ở Copenhagen. Nước mắt lưng tròng, ông nghẹn ngào bảo năm nay tuổi đã cao, đang ở chỗ gần đất xa trời, và nài nỉ xin mọi người bỏ phiếu cho Madrid, xem đó là “món quà quý giá nhất” mà ông sẽ có được trong những ngày cuối cùng ở trần gian. Từng thành công khi kiếm được phiếu cho Barcelona tổ chức Olympic 1992, nhưng ông không gặp may mắn trong các cuộc vận động cho thủ đô của quê nhà. Bốn năm trước đó ở Singapore, Madrid về thứ 3 sau Paris và Luân Đôn, lần này ở quê hương của Nàng Tiên Cá, thành phố ông hết lòng ủng hộ cũng chỉ vào được đến vòng cuối cùng trước khi chấp nhận thua Rio của Brazil cho dù ông đã nài nỉ hết lời.
Ông sống với thể thao và chết với thể thao. Gia đình ông cho biết chiều Chủ Nhật vừa rồi ông còn ngồi trước T.V. xem tay vợt lừng danh thế giới Rafael Nadal thắng giải Monte Carlo, sau đó ông than bị tức ngực, đưa vào đến nhà thương thì ông bất tỉnh. Ông từ trần hồi sáng sớm thứ Tư, thọ 89 tuổi.
Adios, Senor Presidente Juan Antonio Samaranch. Tôi là Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, và cũng như những người hâm mộ thể thao toàn cầu, tôi sẽ chẳng bao giờ quên ông.

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    L