Jokichi Takamine (1854-1922) Người cha Nhật
Bản của Công nghệ sinh học Hoa Kỳ, cha đẻ
Adrénaline, khám phá Aspergillus oryzae
Mốc màu hoa cau mà nhân dân ta thường dùng để làm tương là
một loài nấm sợi có tên khoa học là Aspergillus oryzae.
Đây cũng chính là loài mà người Nhật dùng để đường hóa gạo
khi làm rượu Sake. Người nghiên cứu sớm nhất về loài nấm này
là một nhà khoa học Nhật Bản tên là Jokichi Takamine. Ông
sinh ngày 3-10-1854 tại Takaoka nhưng sớm được chuyển đến
sống ở Kanazawa. Bố ông là thầy thuốc Seiichi, còn mẹ ông-
bà Yukiko ,lớn lên từ một gia đình làm rượu sake. Từ nhỏ
Jokichi đã học giỏi các môn Ngôn ngữ và Khoa học. Năm 16
tuổi ông vào học Trường trung học y tế ở Osaka. Hai năm sau
Jokichi chuyển lên học Hóa học ở Đại học Khoa học và Công
nghệ Tokyo. Năm 24 tuổi Jokichi được gửi sang Scotland để
làm nghiên cứu sinh tại Đại học Glasgow. Chẳng bao lâu anh
đã nói thạo tiếng Anh và say mê nghiên cứu về sản xuất phân
bón hóa học. Trở về Nhật ông làm việc tại Bộ Nông nghiệp và
Thương mại với mong muốn đưa được công nghệ phương Tây về
Nhật. Anh được cử sang New Orleans (Hoa Kỳ) để làm cuộc
triển lãm về bông. Anh trọ tại nhà Đại tá Ebenezer Hitch và
vì thế mà có chuyện yêu cô con gái ông Đại tá này- cô
Caroline Field Hitch .
![](images/takamine-caroline.jpg)
Trở về Nhật Bản ông được cử làm Chủ nhiệm Văn phòng cấp Bằng
sáng chế và Nhãn hiệu hàng hóa. Vì công việc mà ông có dịp
trở lại Hoa Kỳ trong hai năm. Đám cưới được thực hiện tại
New Orleans vào mùa hè năm 1887. Trong tuần trăng mật họ đã
đến Nam Carolina và thăm nhà máy phân bón hóa học tại đây.
Sau đó Takamine đến Washinton để nghiên cứu về luật cấp bằng
sáng chế ở Hoa Kỳ và rồi trở về Nhật. Ông đã thành công
trong việc xây dựng Nhà máy superphosphate đầu tiên ở Nhật
dưới sự đầu tư của Công ty phân bón hóa học Tokyo. Đôi vợ
chồng trẻ sống gần nhà máy và họ sinh ngay ba năm đôi được
hai cậu con trai. Tình trạng kinh tế trở nên khó khăn và gia
đình Takamine phải quay trở lại Hoa Kỳ. Đây là thời gian
Takamine chuyển hướng chú ý sang công nghệ sản xuất
cồn-rượu. Thời đó để đường hóa tinh bột lúa mỳ và ngô ở
phương Tây người ta dùng mầm đại mạch (malt), trong khi đó ở
Nhật lại dùng loại nấm sợi mà ta gọi là mốc tương. Cơm đã
cho mọc loại mốc này ở Nhật gọi là Koji. Hoạt tính
men (enzyme) trong Koji cao hơn nhiều so với trong mầm đại
mạch. Với sự ủng hộ của Công ty Liên hiệp Whiskey (Whiskey
Trust),Takamine đã đưa công nghệ dùng Koji vào các nhà máy
sản xuất rượu Whisky và bia ở Chicago và Peoria (bang
Illinois). Hoạt tính của Koji làm cho quá trình đường hóa
rút ngắn lại và giá thành rẻ hơn rõ rệt. Nhưng thật rủi ro
cho Takamine, các nhà máy sản xuất mầm đại mạch ở vùng này
đã không hoan nghênh sáng kiến này của ông (!).Một sự kiện
lạ lùng có thể do sự kỳ thị chủng tộc gây nên, nhà máy nơi
ông làm việc bị cháy trụi (!)và gia đình ông trở nên khánh
kiệt. Họa vô đơn chí, ông bị bệnh gan cấp tính và phải mổ
cấp cứu tại Chicago. Đó là thời gian bi kịch nhất đối với
gia đình ông. Caroline phải đi bán tranh ảnh và đồ thủ công
để lo bữa ăn cho gia đình. Cũng may là Takamine rất chóng
bình phục và có lại ngay tinh thần lạc quan. Năm 1894 ông
lấy được bằng sáng chế về quá trình sản xuất men đường hóa
(Proces of making diastatic enzyme) và được thưởng tiền. Đấy
là US Patent số 252.823, trình bầy phương pháp phương
pháp nuôi nấm sợi Aspergillus trên cám và dùng cồn để
chiết xuất ra men amylase (men đương hóa tinh bột). Sau đó
Takamine đã chứng minh được men này có thể ứng dụng trong y
học và ông nhận được Bằng sở hữu trí tuệ về men của
ông do Parke, Davis & Công ty (ở Ditroit, Michigan) sản
xuất với tên gọi là men Taka-diastase. Parke và
Davis quảng cáo men này trợ giúp tiêu hóa tinh bột, chữa
bệnh khó tiêu . Sản phẩm bán rất chạy và Takamine trở thành
cố vấn của Công ty. Nên biết rằng lịch sử ngành Sinh hóa học
(Biochemistry) gắn liền voái lịch sử nghiên cứu
enzyme. Mặc dầu nghề làm tương ở Việt Nam và nghề làm sake ở
Nhật Bản đã có từ lâu đời ,nhưng việc chiêt rút ra enzyme và
sản xuất chế phẩm enzyme thì Takamine là người đi tiên
phong. Mãi ba năm sau (1897) Eduard Buchner mới chiết xuất
từ tế bào nấm men (yeast cells) enzyme xúc tác quá trình
chuyển hóa đường thành rượu ethanol. Hiện nay nhân loại đã
biết tới trên 2000 enzyme khác nhau và có trên 200 loại đã
thu được dưới dạng tinh thể tinh khiết. Sau chiến công này
được sự giúp đỡ của Parke và Davis, Takamine đã đưa được gia
đình về New York và lập một Pjóng thí nghiệm riêng cho mình
ở đường 103 Đông Manhattan. Tại đây ông tiếp tục có nhiều
phát minh mới, trong đó có việc khám phá ra các nội tiết tố,
đặc biệt là Adrenalin do tuyến thượng thận sinh ra.
Công nghệ sinh học mở đầu bằng thành công của Takamine trong
việc sản xuất ra enzyme Taka-diastase và vì thành
công này thực hiện ở Hoa Kỳ cho nên Takamine đã được tôn
vinh là Người cha Nhật Bản của Công nghệ sinh học Hoa Kỳ
(Japanese father of American biotechnology).
Nghề làm tương và làm rượu Sake với loài nấm sợi này đã có
từ rất lâu đời. Trước đây bào tử nấm này từ thiên nhiên rơi
vào trong xôi hay gạo và mọc lên mốc làm tương hay làm rượu.
Bây giờ tình hình ở Nhật đã hoàn toàn khác hẳn. Nấm sợi
Aspergillus oryzae đã được chọn lọc để có các chủng có
hoạt tính rất cao. Koji được sản xuất ra dưới dạng bánh thì
gọi là mochi-koji, còn dưới dạng hạt thì gọi là
bara-koji. Quá trình sản xuất ra koji gọi là
sei-koji. Nấm này còn được dùng ở Nhật Bản để sản xuất
tương Nhật từ đậu tương, dạng đặc gọi là miso
(soybean paste) , dạng loãng gọi là shoyu (soy
sauce). Khi làm rượu Sake thì quan trọng nhất là khâu sản
xuất koji, thứ nhì là chuẩn bị giống nấm men rượu (moto),
thứ ba mới là lên men (tsukuri). Theo phương pháp
truyền thống có từ thời Muromachi (thế kỷ XIII-XV) thì mốc
được sản xuất trên gạo hấp chín theo tỷ lệ 96% gạo và 4% tro
của một số lá cây (như camellia, zelkova, …), nuôi cấy ở
34-360C trong 7 ngày. Loại koji này được gọi là
tane-koji. Bộ gen di truyền của Aspergillus oryzae
hiện đã được phân tích và biết rất kỹ vào năm 2001. Nấm này
có thể dùng trong công nghiệp để sản xuất nhiều loại enzyme
khác nhau (amylase, protease, lipase, hemicellulase,
cellulase, oxidoreductase, phytase, pectinesterase…).
![](images/takamine-jokichi01.jpg)
Jokichi Takamine (1854-1922)
![](images/takamine-sanxuat-sake.jpg)
Sản xuất rượu Sake thời xưa
ở Nhật
Một vấn đề rất quan trọng và liên quan mật thiết với nghề
làm tương theo phương pháp cổ truyền ở Việt Nam là không thể
tiếp tục làm tương theo phương pháp để lên mốc tự nhiên. Khi
đó bào tử mốc là lấy từ thiên nhiên và nơi nào làm mốc ngon
thì người ta không rửa nong để mẻ sau tiếp tục có mốc đó
phát triển. Vấn đề không phải ở chỗ làm tương ngon hay không
ngon , làm nhanh hay chậm mà quan trọng hơn rất nhiều là có
đảm an toàn cho sức khỏe con người hay không. Vấn đề được
đặt ra là hai loài không độc Aspergillus oryzae và
Aspergillus sojae về hình thái , màu sắc ,cấu tạo
hiển vi rất khó phân biệt với hai loài rất nguy hiểm khác là
Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus.Hai
loài sau có thể sinh ra loại độc tố gây ung thư có tên gọi
là Aflatoxin.Hiện đã biết 16 loại Aflatoxin khác nhau
và độc nhất là các loại Aflatoxin B1,G1, B2, G2.
Đã đến lúc cần giải thích rộng rãi và kiểm soát chặt chẽ các
cơ sở làm tương. Không được tiếp tục lên men tự nhiên mà
phải sử dụng phương pháp cổ truyền có cải tiến- ở khâu cấy
bào tử từ giống thuần khiết của Aspergillus oryzae
hay Aspergillus sojae. Bào tử các nấm này được đóng
sẵn trong các bao nhỏ và được cung cấp với giá không đáng
kể. Chỉ cần lấy giống một vài lần sau đó cấy truyền sang các
mẻ khác. Kinh nghiệm cho thấy với các chủng thuần khiết đã
được lựa chọn không chỉ tuyệt đối an toàn mà còn làm cho
tương mẻ nào cũng có chất lượng tốt như mẻ nào. Có thể liên
hệ với Viện Công nghiệp thực phẩm hoặc Bảo tàng giống chuẩn
vi sinh vật (TT Công nghệ sinh học, ĐH Quốc gia Hà Nội) để
tiếp nhận giống và phương pháp sử dụng.
Độc
tố Aflatoxin B1
Aspergillus flavus