Dung Quất sắp đi vào hoạt động

Vietsciences- Vũ Quang Việt          13/01/2009

 

Những bài cùng tác giả

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ban quản lý xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất khẳng định, ngày 25-2-2009, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam sẽ chính thức cho ra sản phẩm thương mại.

Photo courtresy Công thương điện tử

Khu vực chứa dầu ở Dung Quất

 
Báo chí cho hay, vào đầu năm 2009, nhà máy Dung Quất sẽ đạt từ 60% đến 68% công suất, tương đương với khoảng 4 triệu tấn, một năm.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam được giao ký hợp đồng thực hiện công trình với nhà thầu Technip của Pháp, với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ 500 triệu đô la.

Một thời gây tranh cãi

Nhà máy lọc dầu Dung Quất có giúp tăng trưởng kinh tế và mang lại triển vọng cho kỹ nghệ lọc dầu Việt Nam hay không?  Đỗ Hiếu trao đổi với tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia tài chánh liên hiệp quốc, từng sang làm việc tại Hà Nội.

Đỗ Hiếu: Thưa tiến sĩ, tiến độ thi công tại nhà máy lọc dầu Dung Quất được xem là đạt kế hoạch xây dựng, trong khi đó nhiều dự án khác vẫn dậm chân tại chỗ, ông có ý kiến gì về tin vừa được báo Nhân Dân nói tới?

TS Vũ Quang Việt: Dung Quất được đặt ta từ rất lâu rồi, nếu mà nói tiến độ đạt kế hoạch thì tôi nói là, không đạt kế hoạch đâu, vì đáng lý ra đã phải hoàn thành 5, 6, 7 năm trước. Chi phí xây dựng lớn hơn nhiều so với chi phí ban đầu, với chi phí lớn, mà nay đạt kết quả, là một điều tốt, nếu không thì đó là sự  phí phạm.

Đỗ Hiếu: Thưa tiến sĩ, từng là chuyên gia của liên hiệp quốc tại Việt Nam, ông có nghỉ là, việc nhà nước cho nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động, có giúp ích cho công cuộc phát triển kinh tế nơi quê nhà không?

TS Vũ Quang Việt:  Về dự án Dung Quất, lúc đầu tiên đưa ra y kiến xây dựng nhà máy, những người chuyên môn trong ngành khuyên là Việt Nam không nên làm ở Dung Quất mà nên làm nơi khác, như gần Vũng Tàu.

Đỗ Hiếu:  Vì sao nên chọn Vũng Tàu chứ không là Dung Quất, ở Quảng Ngãi, thưa ông? 

TS Vũ Quang Việt:  Nơi sản xuất ra dầu thô, gần Vũng Tàu, do đó nếu đặt ở Dung Quất, ở tận miền Trung thì cần có chi phí lớn đưa dầu thô đến khu đó, lúc đầu khi giá dầu ở mức 25, 30  đô la, người nghỉ rằng khả năng lỗ rất lớn, với gía như vậy, nhập khẩu dầu từ nước khác, vào Dung Quất, lại còn rẻ hơn.

Đỗ Hiếu:  Vậy, theo ông, vì sao ý kiến nhập khẩu dầu vào Dung Quất, lại không được giới hữu trách chấp thuận?

TS Vũ Quang Việt:  Có một cái lý luận giải thích tại sao làm ở Dung Quất, là để có công ăn việc làm, ngay cả chuyện tạo công ăn việc làm thì với kỹ thuật lọc dầu bây giờ, không cần nhiều nhân công lắm, cho nên nói là thêm việc làm, điều đó không đúng.

Cái vấn đề chính là lọc dầu cũng có thuận lợi khác khi mình bán ra, có lợi hơn là mua vào sẽ tạo một số công nghiệp phụ trợ chung quanh, làm các chất khác, như nhựa đường, hay các hoá chất khác. Đã chọn Dung Quất rồi, bây giờ công trình đó hoàn thành là điều đáng mừng.

Đỗ Hiếu: Thưa tiến sĩ, ngoài chuyện hoàn thành rồi, vấn đề lời lỗ, hoặc triễn vọng của ngành lọc dầu sẽ ra sao?

TS Vũ Quang Việt:  Sắp tới, trong tương lai, nếu xăng dầu giảm gía nửa thì khả năng lỗ cũng có, hiện tại tôi chưa thấy khả năng là có thể lỗ nhiều, với giá dầu hiện tại bây giờ, có thể chưa lỗ, hoặc không có lời, nhưng nếu gía dầu xuống thấp hơn nửa, thì dỉ nhiên là Việt Nam bị lỗ rồi.

Trong tương lai, giá dầu có thể tiếp tục lên, vì hiện giờ nền kinh tế đang bị khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu về dấu hỏa thấp xuống so với trước, gía có giảm xuống, nhưng cơ bản là dầu hỏa thế giới khó lòng tồn tại 50 năm hay 100 năm nửa, lúc bấy giờ sẽ có những công nghệ khác ra đời để thay thế dầu hỏa.

Trong thời gian sắp tới, gía dầu sẽ tiếp tục tăng cho đến lúc có  một phương tiện khác thay thế được dầu hỏa  để tạo năng lượng cho thế giới , lúc bấy giờ giá dầu hỏa  sẽ không còn đáng kể.
 

Tương lai lâu dài?

Đỗ Hiếu:  Tiến sĩ vừa mới nói là trữ lượng dầu hỏa trên thế giới có một thời gian nhất định, vậy ở Việt Nam, chuyện khai thác dầu hỏa có tồn tại lâu dài không?

TS Vũ Quang Việt:  Theo thông tin tôi biết thì, trữ lượng dầu hỏa của Việt Nam rất thấp , có lẻ là nhà máy Dung Quất sẽ khó lòng hoạt động hơn 5 năm , vì không còn dầu hỏa hay không đủ dầu để khai thác.  Trong tương lai sẽ phải nhập dầu thô từ nước khác để mà refine nó ( tức là lọc dầu).

Đỗ Hiếu:  Thưa tiến sĩ, mới đây cũng có tin là, tuy chưa đi vào hoạt động, nhưng nhà nước Việt Nam dự kiến sẽ bán cổ phần hay nhường quyền khai thác cho các nhà  đầu tư nước ngoài, ông có ý kiến gì về  việc này?

TS Vũ Quang Việt:  Nếu bán được thì đó là điều tốt, Việt Nam có thể rút vốn ra để làm việc khác , thay vì như thời gian vừa rồi, do việc thế giới đánh giá, Dung Quất khó có lãi đáng kể , nên họ không đầu tư vào Dung Quất nửa, vì vậy Việt Nam phải tự mượn tiền đứng ra xây dựng nhà máy này.

Một khi hoàn thành, Việt Nam hy vọng mình sẽ lôi người ta vào, bán  lại sản phẩm, lấy được một số vốn. Đó cũng là  khả năng, sự đánh giá  của bên ngoài  xem người ta xem vấn đề supply, tức là nguồn  cung cầu dầu thô cho nhà máy.
 

Cái nguồn cung có mua được hay không, với gía như thế nào và trong tương lai ngành dầu hỏa sẽ ra sao. Với bài toán này, những người đầu tư vào Việt Nam sẽ phải tính xem họ có lời không?

Đỗ Hiếu:  Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Vũ Quang Việt đã đành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc trao đổi này!
 

            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Vũ Quang Việt